Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Họa sĩ Trí Đức


Họa sĩ Đặng Trí Đức
Chuyên ngành : Đạo diễn , Họa sĩ tạo hình, Tranh cát động
ĐT : 0913730975


Hai bàn tay lướt đều trên mặt cát, rồi chưa đầy 30 giây,trên tấm gương là những bức họa đồng quê nên thơ, những bức tranh thiếu nữ e ấptrong chiếc nón lá, một mái đình, làng biển, một chân dung trầm tư, một Hà Nộiphố,... hiện lên đẹp mắt trên màn ảnh, qua kỹ thuật đèn chiếu, gây những xúccảm mạnh cho người xem.

Trí Đức xuất hiện lần đầu trong một chương trình ca nhạc đậm màu sắc nghệ thuật(Duyên dáng VN lần thứ 21 vừa diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình - TPHCM) để lại ấntượng lạ lẫm, thú vị và đầy thán phục ở khán giả.

Những bức họa ngẫuhứng

Có thể xem Trí Đức là một trong những nghệ sĩ trình diễn trong chương trình vànhững gì anh mang đến với công chúng là loại hình nghệ thuật trình diễn vớicát. Mỗi đêm diễn anh lại bắt đầu từ đầu.

Trình diễn nghệ thuật này cũng như nghệ sĩ chơi nhạc jazz vậy. Tùy theo cảmhứng của người chơi lúc đó mà các tác phẩm được sáng tạo không lúc nào giốnglúc nào.

Nghệ thuật trình diễn với cát trong một chương trình nghệ thuật, như Trí Đứcđang làm, thường mang tính trang trí minh họa cho một nội dung biểu diễn nghệthuật ca, múa... nào đó nên đòi hỏi người trình diễn phải có khả năng tốc họa.Khán giả cũng chỉ được chiêm ngưỡng thoáng qua bức họa mà thôi.

“Họ không kịp có thời gian để bắt lỗi bởi thường những bức tranh này chỉ mangtính tượng hình qua những nét chấm phá” - Trí Đức thổ lộ. Nhưng, chính vì vậymà những bức tranh được tạo ra bởi sự ngẫu hứng của người chơi này đủ sức lưudấu sâu đậm trong lòng người xem.


Một bức họa bằng cát do Trí Đức tạo ra trong chương trìnhDuyên dáng VN 21. Ảnh: L.V.P.Hưng

Nghệ thuật trình diễn với cát không xa lạ với thế giới nhưng ở VN, Trí Đức cólẽ là người tiên phong trong loại hình trình diễn khá độc đáo này. Anh kể: “Tôiyêu đất nước VN nên muốn vẽ tất cả những gì thuộc về VN. Khi đạo diễn đưa ranhững yêu cầu phác họa về các chân dung và phong cảnh VN, tôi mừng lắm vì mọingười cần đúng sở trường và niềm đam mê của tôi”.


Cuộc chơi tình cờ


Thật ra, anh đến với nghệ thuật trình diễn với cát cũng thật tình cờ. Từ ýtưởng tìm người thể hiện phong cảnh miền quê để minh họa cho các tiết mục biểudiễn trong chương trình Duyên dáng VN 21 của đạo diễn, anh mạnh dạn đề xuấtđược thực hiện công việc này.

Ban đầu, đạo diễn Đinh Anh Dũng cũng tỏ vẻ e ngại. Điều này cũng hoàn toàn dễhiểu khi nghệ thuật trình diễn với cát chưa được biết đến nhiều và chưa đượcứng dụng trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật. và quan trọng hơn, chưaai biết Trí Đức có thể trình diễn được nghệ thuật này.

Biết ý mọi người, anh xin mang kịch bản chương trình về nghiên cứu ý tưởng vàtranh thủ luyện tập, cốt không để mọi người thất vọng. May mắn thay, phần trìnhdiễn của anh luôn nhận được những tràng pháo tay từ phía khán giả.

Anh cho biết: “Sau đêm diễn, đạo diễn Đinh Anh Dũng vỗ vai tôi rồi tủm tỉmcười. Tôi biết, mọi người đã hài lòng”.

Sau những đêm diễn của chương trình Duyên dáng VN 21, có vài nhà kinh doanhtranh cát đặt lời đề nghị hợp tác với Trí Đức nhưng anh từ chối: “Điều mà tôicó thể làm là nghệ thuật trình diễn với cát chứ không phải vẽ tranh cát nhưtrong suy nghĩ của họ”.

Chưa thể xem đây là thành công nhưng chính sự tình cờ này đã mở ra cho nghệ sĩTrí Đức một cánh cửa mới: “Biết đâu, mai này, tôi lại được mời trình diễnthường xuyên”.


Xuất thân từ chiếc nôi nghệ thuật rối


Trí Đức, cái tên nghe còn xa lạ với công chúng. Nhưng với ngườitrong giới, anh là một nghệ sĩ khá nổi tiếng với biệt danh “Đức rối”.

Anh vốn xuất thân từ gia đình làm nghệ thuật múa rối. Từ nhỏ, anh đã theo cha(nghệ sĩ Đặng Lợi) tiếp cận với nghề múa rối và rồi rối đã trở thành một điềukhông thể thiếu trong cuộc sống của anh.

Điều đáng tiếc là rối ở VN không giúp được người nghệ sĩ lo nổi gánh nặng cơm -áo - gạo - tiền nên anh phải làm nhiều công việc khác nhau: từ tạo hình rối,viết kịch bản rối, làm con rối cung cấp cho các công ty tổ chức sự kiện, thiếtkế phục trang, đạo cụ cho các chương trình biểu diễn và cả vẽ truyện tranhthiếu nhi, làm biên tập truyện tranh...

Làm nhiều công việc đến mức, khi ai hỏi anh làm nghề gì, anh trả lời gọn lỏn:“Thợ đụng”. Tức là đụng đâu làm đấy, ai mướn gì cũng làm. Không giàucó nhưng bù lại, sự sáng tạo của anh luôn có đất để sống.

Anh nói anh thích nhất là thiếu nhi. Bởi, người lớn luôn có những khuôn mẫu,nguyên tắc nên sự sáng tạo bao giờ cũng bị hạn chế ít nhiều. Còn thiếu nhi thìkhác, đó là một thế giới luôn chấp nhận những cái mới mẻ, luôn bay bổng cùngthể nghiệm. Thế nên, “khi chọn thiếu nhi là đối tượng chính của mình (vẽ truyệntranh, viết kịch bản rối cho thiếu nhi,...), tôi được sống trong thế giới màmình ao ước”.

Với niềm đam mê cháy bỏng nghệ thuật rối, anh vẫn ấp ủ ước mơ dựng một tiết mụcmúa rối lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ tích Hạc chiều. “Ngày ấy chắc cũng còn xanhưng không phải mình mất hết hy vọng” - anh nói.

Thùy Trang

5 nhận xét:

  1. Em đã được xem anh Đức biểu diễn, rất ấn tượng.

    Trả lờiXóa
  2. Đồng bào ơi, xếp lịch làm Buổi ra mắt CLB để mình thông báo đến các fan, báo chí và các đơn vị truyền thông khác... Lưu ý: các bạn nên tham gia trên 20 người thì buổi ra mắt mới hoành tráng!!! Bên Nhà VH Thanh Niên, NVH Lao Động, Nhà VH Sinh viên và Nhà VH Phụ nữ rất quan tâm đến nội dung này.

    Trả lờiXóa
  3. Đính chính: Họa sĩ Đặng Trí Đức, ĐT: 0913730975, email: dangtriduc@gmail.com

    Trả lờiXóa
  4. Giá như có một ngày, họa sỹ Trí Đức viết kịch bản Sân khấu cho thiếu nhi:. Những đứa trẻ và con Rối chẳng hạn! Mong lắm ạ!

    Trả lờiXóa
  5. Mình có tên mà lại bảo nặc danh mới hãi chứ! LTH mà! He he

    Trả lờiXóa

Cám ơn bạn đã comment! rất mong sẽ nhận được những đóng góp của bạn trong thời gian tới