Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Chào mừng thành viên mới

Chào mừng bạn Đức Nhượng, Trần Anh, Lê Phúc đã tham gia CLB Tranh Cát động VN !
Hy vọng các bạn sẽ có những chia sẻ và đóng góp bổ ích, lý thú cho CLB ngày một phát triển !

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Tác phẩm đầu tay của bạn Nguyễn Minh Nhựt

Lần đầu tiên làm điều này chắc hẳn sẽ để lại những cảm xúc khác lạ! Sau đây là một số tác phẩm của bạn:



Chúc bạn sẽ có thêm nhiều tác phẩm đóng góp cho nghệ thuật tranh cát động Việt Nam

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Tranh cát Thế Nhân

Videoclip tranh cát của họa sĩ Thế Nhân :
Những hạt cát nhỏ bé, mộc mạc giản dị, mượn lời thơ điệu nhạc trong bài Nam Quốc Sơn Hà giữa Trường Sa để truyền tải thông điệp hào khí cha ông, truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi, khẳng định chủ quyền từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tác phẩm "Mẹ một mắt" trong chương trình SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG phát sóng trên VTV3

------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tác phẩm "Con Cá Sấu" trong chương trình SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG phát sóng trên VTV
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tác phẩm Con Vẹt Xanh  trong chương trình SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG phát sóng trên VTV

------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Clip Đám Cưới
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phim phát trên VTV " 18 năm chờ đợi tình yêu"
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Clip thực hiện với sự tài trợ của tồ chức CARE quốc tế tại Việt Nam.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu chuyện của Huỳnh Tấn Lực ở thành phố Vĩnh Long , anh là một thanh niên không may bị nhiễm HIV sau đó lại lây nhiễm cho vợ. Tất cả tưởng chừng như sụp đổ và chấm dứt, nhưng nhờ vào nghị lực bản thân và sự giúp đỡ của cộng đồng anh đã kiên trì điều trị, chống chọi với bệnh tật, 10 năm trôi anh cùng vợ và con đang sống một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa...Clip thực hiện theo đơn đặt hàng của Tiểu Ban Quàn lý Dự án Quỹ Toàn Cầu  Phòng chống HIV/AIDS

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cuộc thi "Chinh Phục Đỉnh Cao" do Đài truyền hình Việt Nam VTV3 phối hợp Cty Cát Tiên Sa tổ chức ngày 9/3/2014  tại Phim trường hãng phim Giải Phóng ( 212 Lý Chính Thắng Q.3 TPHCM) mở đầu chương trình ca sỹ Khách Linh với nhạc phẩm Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương bằng phong cách Opera-Rock trên background minh họa Videoclip kết hợp với nghệ thuật Tranh Cát Động

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Lịch sử nguồn gốc Tranh cát


Tranh cát (Sandpainting) Là nghệ thuật đổ cát màu, hoặc bột khoáng chất hay tinh thể và các sắc tố khác có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ chất liệu tổng hợp, chúng được rải, đổ lên  bề mặt nào đó để cho ra một bức tranh cát cố định (tranh cát tĩnh) hoặc không cố định
Tranh cát tĩnh có lịch sử văn hóa lâu đời ở nhiều dân tộc trên thế giới. Tranh cát thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho mục đích chữa bệnh hay các nghi thức tôn giáo khác. Với tên gọi Drypaiting nó đã được các thổ dân Tây Nam Mỹ hay thổ dân Úc sử dụng từ xa xưa
Tranh cát  của thổ dân Nam Mỹ  (nổi tiếng nhất trong đó là bộ tộc Navajo), được các thầy lang hay pháp sư vẽ  trên mặt đất trong ngôi nhà được gọi là hogan, nơi buổi lễ diễn ra, hoặc trên tấm da hay vải. Họ không đơn thuần coi đây là những bức tranh mà với họ nó có ý nghĩa tâm linh được mọi người hết sức tôn kính. Các bức tranh khi thực hiện đều tuân theo một quy tắc lễ nghi và trình tự nghiêm ngặt. Trong quá trình thực hiện thầy tế sẽ tụng kinh hoặc niệm chú để cầu xin thần linh ban cho bức tranh sức mạnh, khi đó thầy tế sẽ yêu cầu người bệnh ngồi lên bức tranh và họ tin rằng bệnh tật sẽ được bức tranh hút hết ra ngoài. Lúc này bức tranh bị coi là độc hại và nó sẽ bị hủy đi trong vòng 12 giờ trước khi mặt trời mọc.




Tranh cát của người  Navajo được coi là linh thiêng nó chỉ được thực hiện  với những nghi lễ nghiêm ngặt, rất ít người nắm được kỹ thuật cũng như phương pháp tiến hành. 

Trong Phật giáo Tây Tạng  tranh cát  được gọi là dul-tson kyil-khor (mạn đà la ).




Mandala ( Mạn-đà-la)


Cát được cẩn thận rải lên  mặt phẳng một tấm bảng lớn, quá trình sáng tạo phải mất vài ngày có khi vài tháng với các họa tiết và màu sắc, bố cục mang  hàm ý triết lý  tâm linh. Vẽ Tranh cát ở đây được tiến hành như một phương pháp giảng dạy và phép ẩn dụ cho sự vô thường. Khi hoàn thành xong bức tranh cũng là lúc nó bị hủy, việc hủy bức tranh sẽ tiến hành theo nghi thức và trình tự đã được quy định. Tất cả số cát thu hồi từ bức tranh được chứa vào bình và trả lại tự nhiên ở những con sông, suối... nơi có dòng nước sạch chảy qua.
Tại Nhật Bản từ thế kỷ thứ 15 dưới thời các Shogun đã thấy xuất hiện nghệ thuật Bonseki 




Nghệ nhân dùng cát, sỏi rải lên lòng những chiếc khay sơn mài màu đen với những công cụ như lông chim, cọ mềm, thìa.. để tạo ra những cảnh quan thiên nhiên, các bức tranh sau đó có thể được xử lý để lưu giữ.
 Tại Mỹ : 
Andrew Clemens (1852 - 1894)

Andrew Clemens sinh ngày 25/1/1852 tại Dubuque tiểu bang Iowa được công nhận là bậc thầy trong loại hình nghệ thuật tranh cát tĩnh. Bị điếc từ nhỏ do di chứng của bệnh viêm não, nhưng ngay từ năm 19 tuổi ông đã thu nhặt cát trong tự nhiên và rải chúng vào trong những chiếc chai lọ thủy tinh thành những tác phẩm nghệ thuật hết sức chi tiết màu sắc sống động, công phu mà không cần bất cứ một loại keo kết dính nào. 




 Một số tác phẩm của Andrew Clemens


Ngày nay  một số tác phẩm tranh cát của ông còn tồn tại, trong một cuộc bán đấu giá gần đây một cặp chai thủy tinh chứa tác phẩm của ông có giá 35.000 $. 
Tại Anh Quốc, Ấn Độ và nhiều nền văn hóa khác trên thế giới nghệ thuật tranh cát cũng phát triển và mang những sắc thái khác nhau. 

Tại Việt Nam chưa biết chính xác ai là người đã đưa bộ môn tranh cát du nhập vào. Tuy nhiên theo như đa số truyền thông và báo chí đăng tải thì có lẽ bà Ý Lan là người đã có công phát triển và thương mại hóa bộ môn nghệ thuật này tại Việt nam 


Tranh cát do cơ sở bà Ý Lan thực hiện

Những biến thể của nghệ thuật Tranh cát
Nghệ thuật Tranh cát cũng như các bộ môn nghệ thuật khác cùng với thời gian để tồn tại tùy theo từng thời kỳ tùy vào môi trường văn hóa xã hội mà Tranh cát có những phát triển, biến đổi vô cùng phong phú. Một trong biến thể ngoạn mục nhất phải kể đến là thể loại Tranh cát động.
Từ khi nữ nghệ sĩ Kseniya Simonova đoạn giải trong cuộc thi Ukraine's Got Talent năm 2009 . Màn trình diễn đã gây xúc động mạnh cho người xem qua khả năng hình họa vững vàng, lối tư duy diễn hình biểu ý kết hợp với âm nhạc người xem đã được nghe bằng cả thính giác và thị giác câu chuyện cảm động của thời chiến tranh vệ quốc. Nhờ mạng internet toàn cầu mà videoclip của cô có một sức lan tỏa mãnh liệt. 
Dưới ảnh hưởng tác động của  Kseniya Simonova thể loại Tranh cát trình diễn được khán thính giả đón nhận và hưởng ứng .
Ở Việt Nam chưa có tài liệu chính xác ai là người đầu tiên thể nghiệm loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên Nghệ sĩ Trí Đức lần đầu đưa Tranh cát động vào trình diễn trong chương trình ca nhạc Duyên dáng VN lần thứ 21 đã gây được tiếng vang lớn. Cùng với Trí Đức các họa sĩ Thế Nhân, Phan Vũ ...cũng là những gương mặt được nhiều người biết đến trong loại hình Tranh cát động ở Việt nam hiện nay.

Họa sĩ Trí Đức 

Họa sĩ Thế Nhân

Họa sĩ Phan Anh Vũ


Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Ban chủ nhiệm CLB Tranh Cát Động Việt Nam

Ngày 5/5/2012 tại Tp. HCM đã có buổi họp mặt của một số anh em yêu mến bộ môn Tranh cát động, từ trái qua : Họa sĩ Trí Đức, Hs, sĩ Phan Vũ và họa sĩ Nguyễn Thế Nhân. Cả ba đã nhất trí thành lập CLB   tranh cát động Việt Nam

Họa sĩ Nguyễn Thế Nhân



Họa sĩ : Nguyễn Thế Nhân
Địa chỉ : Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh ĐT: 0903909623

Giới thiệu bài viết trên báo Thanh Niên của nhà báo Du Miên
Ấn tượng Tranh cát động
26/08/2011 8:40
Dù chỉ tồn tại trong khoảnh khắc nhưng những bức tranh cát động luôn để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán giả.
Có lẽ sự xuất hiện của nghệ sĩ Kseniya Simonova trong cuộc thi tìm kiếm tài năng Ukraine\'s Got Talent năm 2009 với những bức tranh cát lay động lòng người đã khiến trào lưu vẽ tranh cát động tại VN nhân rộng. Đầu năm 2010, trong chương trình Duyên Dáng VN lần thứ 21, nghệ sĩ rối Trí Đức lần đầu tiên mang đến cho khán giả một loại hình nghệ thuật mới - trình diễn nghệ thuật tranh cát động. Sau những giây phút hồi hộp và căng thẳng, Trí Đức đã thở phào nhẹ nhõm khi nhận được những tràng pháo tay hưởng ứng từ phía khán giả. Điều này cho thấy nghệ thuật Tranh cát động
đã để lại ấn tượng lạ lẫm, thú vị và đầy thán phục nơi người xem.



Họa sĩ Thế Nhân trình diễn tác phẩm của mình - Ảnh: Trí Quang

Mới đây, trong dịp kỷ niệm 3 năm ngày thành lập diễn đàn xe hơi vietcaravan, trước gần 300 khách dự khán, màn trình diễn tranh cát động của họa sĩ Nguyễn Thế Nhân (một trong những thành viên sáng lập diễn đàn) đã cuốn hút đến mức nhiều khán giả bỏ ghế lên đứng chật cứng trên sân khấu để được “mục sở thị” loại hình nghệ thuật mới mẻ này. Với nội dung ca ngợi Tổ quốc VN, những hình ảnh như anh bộ đội hải quân đứng gác, đôi chim bồ câu tung cánh… lần lượt hiện ra dưới hai bàn tay khéo léo lướt đều trên mặt cát, cùng với âm nhạc hào hùng, kỹ thuật đèn chiếu mang đến những hiệu ứng ánh sáng xanh của biển, màu đỏ của cờ gây xúc động mạnh nơi người xem.

Ít ai biết rằng đây là buổi biểu diễn đầu tiên của họa sĩ Thế Nhân. Anh chia sẻ, việc đến với loại hình tranh cát động chỉ là để giải trí, góp vui trong những dịp họp mặt bạn bè. Hiện ở VN chưa có trường lớp nào chính thức đào tạo nghệ thuật tranh cát động nên anh phải tự học, mày mò trên các tư liệu nước ngoài, ngay cả đạo cụ biểu diễn cũng do anh tự làm. Mất 3 - 4 ngày để anh tự thiết kế, dàn màu và thử ánh sáng từ các chất liệu nhôm inox định hình, đèn tuýp nhiều màu. Biết từ TP.HCM tới nơi biểu diễn phải đi bằng xe hơi nên anh không thể lắp bàn kính theo tiêu chuẩn mà phải thay bằng bàn mica để dễ vận chuyển. Tuy nhiên, sau khi vượt hơn 50 km đường địa hình, mặt bàn đã bị cong do nóng. Thành ra, đến giờ biểu diễn, thay vì chỉ gạt cát một lần để thay đổi hình ảnh thì anh phải thực hiện thao tác này nhiều lần.

“Trình diễn tranh cát phụ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sĩ - họa sĩ Thế Nhân nhấn mạnh - giống như chơi nhạc jazz, tùy theo cảm hứng của người chơi lúc đó mà các tác phẩm được sáng tạo nên không lúc nào giống lúc nào. Nghệ thuật này như sự hôn phối của họa và nhạc. Nghệ sĩ biểu diễn Tranh cát động khác với người cầm cọ nhúng trên mặt toan, vẽ tranh tĩnh bạn có thể vẽ trong nhiều ngày và gạn lọc ý tưởng, còn đối với tranh động thì chỉ là vẻ đẹp tồn tại trong khoảnh khắc như một cơn mưa, cảm hứng sáng tạo biến đổi tức thời”.

Du Miên

Chuyện của cát trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN)

Khi thưởng thức những tác phẩm Tranh cát động trên truyền hình và các kênh truyền thông khác, khán giả thường trầm trồ thán phục đôi bàn tay điêu luyện của người nghệ sỹ đã biến hóa cùng những hạt cát dẫn dắt người xem...
...với những cảm xúc vui buồn theo mạch kể câu chuyện, truyền tải những thông thông điệp những bài học nhẹ nhàng mà sâu lắng đầy chất nhân văn. Mọi người thường thắc mắc người nghệ sỹ đó là ai ?
Có một kênh truyền hình nhà nước đã giải đáp thắc mắc ấy. “Chuyện Của Cát” là phóng sự khắc họa chân dung của người nghệ sỹ ẩn mặt này và quá trình tạo nên một tác phẩm tranh cát động cũng như phản ánh cuộc sống dung dị đời thường của anh. Phóng sự về họa sỹ tranh cát động Nguyễn Thế Nhân.
Cuộc sống và công việc hàng ngày của họa sỹ đã được Đài truyền Hình Quốc Phòng Việt Nam (QPVN) thực hiện tháng 8/2014
Thân mời quý độc giả xem :
Họa sỹ Thế Nhân trên TH An Ninh TV


Họa sĩ Thế Nhân trên HTV (Chào buổi sáng)

Họa sỹ Thế Nhân trên VTC

Họa sĩ Trí Đức


Họa sĩ Đặng Trí Đức
Chuyên ngành : Đạo diễn , Họa sĩ tạo hình, Tranh cát động
ĐT : 0913730975


Hai bàn tay lướt đều trên mặt cát, rồi chưa đầy 30 giây,trên tấm gương là những bức họa đồng quê nên thơ, những bức tranh thiếu nữ e ấptrong chiếc nón lá, một mái đình, làng biển, một chân dung trầm tư, một Hà Nộiphố,... hiện lên đẹp mắt trên màn ảnh, qua kỹ thuật đèn chiếu, gây những xúccảm mạnh cho người xem.

Trí Đức xuất hiện lần đầu trong một chương trình ca nhạc đậm màu sắc nghệ thuật(Duyên dáng VN lần thứ 21 vừa diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình - TPHCM) để lại ấntượng lạ lẫm, thú vị và đầy thán phục ở khán giả.

Những bức họa ngẫuhứng

Có thể xem Trí Đức là một trong những nghệ sĩ trình diễn trong chương trình vànhững gì anh mang đến với công chúng là loại hình nghệ thuật trình diễn vớicát. Mỗi đêm diễn anh lại bắt đầu từ đầu.

Trình diễn nghệ thuật này cũng như nghệ sĩ chơi nhạc jazz vậy. Tùy theo cảmhứng của người chơi lúc đó mà các tác phẩm được sáng tạo không lúc nào giốnglúc nào.

Nghệ thuật trình diễn với cát trong một chương trình nghệ thuật, như Trí Đứcđang làm, thường mang tính trang trí minh họa cho một nội dung biểu diễn nghệthuật ca, múa... nào đó nên đòi hỏi người trình diễn phải có khả năng tốc họa.Khán giả cũng chỉ được chiêm ngưỡng thoáng qua bức họa mà thôi.

“Họ không kịp có thời gian để bắt lỗi bởi thường những bức tranh này chỉ mangtính tượng hình qua những nét chấm phá” - Trí Đức thổ lộ. Nhưng, chính vì vậymà những bức tranh được tạo ra bởi sự ngẫu hứng của người chơi này đủ sức lưudấu sâu đậm trong lòng người xem.


Một bức họa bằng cát do Trí Đức tạo ra trong chương trìnhDuyên dáng VN 21. Ảnh: L.V.P.Hưng

Nghệ thuật trình diễn với cát không xa lạ với thế giới nhưng ở VN, Trí Đức cólẽ là người tiên phong trong loại hình trình diễn khá độc đáo này. Anh kể: “Tôiyêu đất nước VN nên muốn vẽ tất cả những gì thuộc về VN. Khi đạo diễn đưa ranhững yêu cầu phác họa về các chân dung và phong cảnh VN, tôi mừng lắm vì mọingười cần đúng sở trường và niềm đam mê của tôi”.


Cuộc chơi tình cờ


Thật ra, anh đến với nghệ thuật trình diễn với cát cũng thật tình cờ. Từ ýtưởng tìm người thể hiện phong cảnh miền quê để minh họa cho các tiết mục biểudiễn trong chương trình Duyên dáng VN 21 của đạo diễn, anh mạnh dạn đề xuấtđược thực hiện công việc này.

Ban đầu, đạo diễn Đinh Anh Dũng cũng tỏ vẻ e ngại. Điều này cũng hoàn toàn dễhiểu khi nghệ thuật trình diễn với cát chưa được biết đến nhiều và chưa đượcứng dụng trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật. và quan trọng hơn, chưaai biết Trí Đức có thể trình diễn được nghệ thuật này.

Biết ý mọi người, anh xin mang kịch bản chương trình về nghiên cứu ý tưởng vàtranh thủ luyện tập, cốt không để mọi người thất vọng. May mắn thay, phần trìnhdiễn của anh luôn nhận được những tràng pháo tay từ phía khán giả.

Anh cho biết: “Sau đêm diễn, đạo diễn Đinh Anh Dũng vỗ vai tôi rồi tủm tỉmcười. Tôi biết, mọi người đã hài lòng”.

Sau những đêm diễn của chương trình Duyên dáng VN 21, có vài nhà kinh doanhtranh cát đặt lời đề nghị hợp tác với Trí Đức nhưng anh từ chối: “Điều mà tôicó thể làm là nghệ thuật trình diễn với cát chứ không phải vẽ tranh cát nhưtrong suy nghĩ của họ”.

Chưa thể xem đây là thành công nhưng chính sự tình cờ này đã mở ra cho nghệ sĩTrí Đức một cánh cửa mới: “Biết đâu, mai này, tôi lại được mời trình diễnthường xuyên”.


Xuất thân từ chiếc nôi nghệ thuật rối


Trí Đức, cái tên nghe còn xa lạ với công chúng. Nhưng với ngườitrong giới, anh là một nghệ sĩ khá nổi tiếng với biệt danh “Đức rối”.

Anh vốn xuất thân từ gia đình làm nghệ thuật múa rối. Từ nhỏ, anh đã theo cha(nghệ sĩ Đặng Lợi) tiếp cận với nghề múa rối và rồi rối đã trở thành một điềukhông thể thiếu trong cuộc sống của anh.

Điều đáng tiếc là rối ở VN không giúp được người nghệ sĩ lo nổi gánh nặng cơm -áo - gạo - tiền nên anh phải làm nhiều công việc khác nhau: từ tạo hình rối,viết kịch bản rối, làm con rối cung cấp cho các công ty tổ chức sự kiện, thiếtkế phục trang, đạo cụ cho các chương trình biểu diễn và cả vẽ truyện tranhthiếu nhi, làm biên tập truyện tranh...

Làm nhiều công việc đến mức, khi ai hỏi anh làm nghề gì, anh trả lời gọn lỏn:“Thợ đụng”. Tức là đụng đâu làm đấy, ai mướn gì cũng làm. Không giàucó nhưng bù lại, sự sáng tạo của anh luôn có đất để sống.

Anh nói anh thích nhất là thiếu nhi. Bởi, người lớn luôn có những khuôn mẫu,nguyên tắc nên sự sáng tạo bao giờ cũng bị hạn chế ít nhiều. Còn thiếu nhi thìkhác, đó là một thế giới luôn chấp nhận những cái mới mẻ, luôn bay bổng cùngthể nghiệm. Thế nên, “khi chọn thiếu nhi là đối tượng chính của mình (vẽ truyệntranh, viết kịch bản rối cho thiếu nhi,...), tôi được sống trong thế giới màmình ao ước”.

Với niềm đam mê cháy bỏng nghệ thuật rối, anh vẫn ấp ủ ước mơ dựng một tiết mụcmúa rối lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ tích Hạc chiều. “Ngày ấy chắc cũng còn xanhưng không phải mình mất hết hy vọng” - anh nói.

Thùy Trang

Họa sĩ Phan Anh Vũ



Họa sỹ Phan Anh Vũ - DĐ: 0909 188 190
Email: phanbrand@gmail.com
web cá nhân: www.vetranhcat.com

Bài viết:

Sửng sốt ‘ảo thuật với cát’ ở Việt Nam


(Báo Đất Việt)


Ngoài sự tập trung vào đôi tay, còn phải điều chỉnh nhịpđiệu câu chuyện sao cho khớp với âm nhạc, chuyển động của cơ thể ngẫu hứngnhưng vẫn giao tiếp được với người xem... Đôi khi ngẫu hứng quá nên tung cát bay mù mịt...

Dù xuất hiện từ lâu, nghệ thuật biểu diễn tranh cát(sand animation) chỉ trở thành một “cơn sốt” từ năm 2009, khi những clip biểu diễn tranh cát cực kỳ điêu luyện của cô gái người Ukraina Kseniya Simonovatạo ra một hiện tượng trong cộng đồng mạng quốc tế.

Trong loại hình nghệ thuật độc đáo này, những bức tranh thường được người họa sĩ vẽ bằng cát trên một mặt kính bên dưới có đèn chiếu. Dưới bàn tay khéo léo,những hình ảnh bằng cát trên bức tranh thay đổi liên tục một cách huyền ảo, hết lớp này đến lớp khác. Quá trình biểu diễn được một chiếc camera ghi lại và trình chiếu trực tiếp lên một màn hình lớn kết hợp với nhạc nền phù hợp.

Những tác phẩm của nghệ thuật biểu diễn tranh cát chỉ tồn tại trong buổi biểu diễn. Tuy nhiên, ngoài việc xem biểu diễn trực tiếp, nhiều tác phẩm đã được ghi hình và đăng tải trên internet, giúp đông đảo khán giả có thể thưởng thức qua màn hình máy tính.
Khoảng từ năm 2009, hình thức nghệ thuật này đã được một số bạn trẻ ở Việt Nam quan tâm và theo đuổi. Họa sĩ Anh Vũ là một gương mặt tiêu biểu với khá nhiều clip biểu diễn tranh cát đặc sắc đăng tải trên Youtube, thu hút hàng chục nghìn lượt xem.

Nghệ thuật tranh cát Việt Nam

Trao đổi với Đất Việt, họa sỹ Anh Vũ cho biết, anh khởi đầu niềm đam mê với nghệthuật biểu diễn tranh cát sau khi bị chinh phục bởi những clip rất ấn tượng củacác nghệ sĩ quốc tế trên Youtube. Anh bắt đầu học bộ môn nghệ thuật độc đáo nàytừ cách đây 2 năm, khi còn ở quê nhà Hải Phòng. Sau khi vào TP HCM, kỹ năng củaanh tiếp tục hoàn thiện khi được gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với một vàingười bạn có cùng niềm đam mê biểu diễn tranh cát.

Theo anh Vũ, nghệ thuật biểu diễn tranh cát đòi hỏi nhiều kỹ năng như hình họa,cảm thụ âm nhạc, xây dựng kịch bản, xử lý âm thanh, hình ảnh… nhưng quan trọngnhất vẫn là khả năng sáng tạo của người họa sĩ. Có lẽ, do công phu như vậy mànghệ thuật này khá kén chọn người. Cho đến giờ, số người có thể biểu diễn tranhcát ở TP HCM mà anh biết chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Những trang thiết bị cần có để biểu diễn tranh cát không quá phức tạp. “Giá vẽ”thường là một mặt kính, phía dưới có đèn chiếu. Sau này họa sĩ thay đèn chiếubằng một màn hình LCD, giúp cho việc chiếu sáng được đa dạng hơn. Họa sĩ sẽdiễn “live” theo âm nhạc chạy đĩa. Trong khi biểu diễn, một chiếc camera gắn trên cao sẽ truyền hình ảnh ra máy chiếu cho khán giả thưởng thức.

Cát dùng để vẽ tranh là loại cát nhỏ, tốt nhất là một loại cát của Pháp mà anhVũ thường nhờ bạn bè kiếm hộ. Nếu không có loại cát này thì dùng cát xây dựngthông thường cũng được.
Khi biết được khả năng của họa sĩ Anh Vũ, nhiều nơi đã nhờanh đến biểu diễn khi tổ chức các sự kiện. Nhờ đó, anh Vũ có thêm một “nghề taytrái” là họa sĩ biểu diễn tranh cát bên cạnh công việc quản lý một công ty tưvấn thiết kế - thi công.

“Biểu diễn ‘live’ trên sân khấu chính là lúc cảm xúc dâng trào nhất, khi đó cácgiác quan được tập trung toàn bộ cho tác phẩm. Ngoài sự tập trung vào đôi taycòn phải điều chỉnh nhịp điệu câu chuyện sao cho khớp với âm nhạc, chuyển độngcủa cơ thể ngẫu hứng nhưng vẫn giao tiếp được với người xem... Đôi khi ngẫuhứng quá nên tung cát bay mù mịt...”, anh chia sẻ.


Một kỷ niệm đáng nhớ trong “sự nghiệp” biểu diễn tranh cát của họa sĩ Anh Vũ làbuổi diễn của anh cùng vợ trong chính đám cưới của mình vào tháng 10/2011. Mànbiểu diễn đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt từ khách mời, tuy trong lúc diễn cógặp sự cố nho nhỏ do bị mất tín hiệu hình ảnh.

Hiện tại, họa sĩ Anh Vũ và những người bạn ở TP HCM vẫn thường xuyên theo dõi,tìm kiếm những người có chung tình yêu với tranh cát trên toàn quốc để có thể dễ dàng trao đổi kinh nghiệm và mở rộng số người đi theo bộ môn nghệ thật này.Nhà “ảo thuật với cát” hy vọng một chương trình nghệ thuật của những người yêu thích biểu diễn tranh cát sẽ được tổ chức trong tương lai gần.

Một số hình ảnh về họa sỹ Anh Vũ trong những Show diễn:


Sử dụng tranh cát trong việc dựng TVC quảng cáo công ty Sơn Hà


Đôi mắt khi thể hiện bằng cát vẫn có hồn

Kỷ niệm thành lập công ty Bitex cũng có tiết mục tranh cát


Hình ảnh Tranh cát cảnh làng quê Việt Nam


 Tranh cát được vẽ theo phong cách trừu tượng









Tranh cát tình mẹ - con





Nghệ thuật tranh cát ứng dụng trong phim trường ảo