Tranh cát (Sandpainting) Là nghệ thuật đổ cát màu, hoặc bột khoáng chất hay tinh thể và các sắc tố khác có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ chất liệu tổng hợp, chúng được rải, đổ lên bề mặt nào đó để cho ra một bức tranh cát cố định (tranh cát tĩnh) hoặc không cố định
Tranh cát tĩnh có lịch sử văn hóa lâu đời ở nhiều dân tộc trên thế giới. Tranh cát thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho mục đích chữa bệnh hay các nghi thức tôn giáo khác. Với tên gọi Drypaiting nó đã được các thổ dân Tây Nam Mỹ hay thổ dân Úc sử dụng từ xa xưa.
Tranh cát của thổ dân Nam Mỹ (nổi tiếng nhất trong đó là bộ tộc Navajo), được các thầy lang hay pháp sư vẽ trên mặt đất trong ngôi nhà được gọi là hogan, nơi buổi lễ diễn ra, hoặc trên tấm da hay vải. Họ không đơn thuần coi đây là những bức tranh mà với họ nó có ý nghĩa tâm linh được mọi người hết sức tôn kính. Các bức tranh khi thực hiện đều tuân theo một quy tắc lễ nghi và trình tự nghiêm ngặt. Trong quá trình thực hiện thầy tế sẽ tụng kinh hoặc niệm chú để cầu xin thần linh ban cho bức tranh sức mạnh, khi đó thầy tế sẽ yêu cầu người bệnh ngồi lên bức tranh và họ tin rằng bệnh tật sẽ được bức tranh hút hết ra ngoài. Lúc này bức tranh bị coi là độc hại và nó sẽ bị hủy đi trong vòng 12 giờ trước khi mặt trời mọc.
Tranh cát của người Navajo được coi là linh thiêng nó chỉ được thực hiện với những nghi lễ nghiêm ngặt, rất ít người nắm được kỹ thuật cũng như phương pháp tiến hành.
Cát được cẩn thận rải lên mặt phẳng một tấm bảng lớn, quá trình sáng tạo phải mất vài ngày có khi vài tháng với các họa tiết và màu sắc, bố cục mang hàm ý triết lý tâm linh. Vẽ Tranh cát ở đây được tiến hành như một phương pháp giảng dạy và phép ẩn dụ cho sự vô thường. Khi hoàn thành xong bức tranh cũng là lúc nó bị hủy, việc hủy bức tranh sẽ tiến hành theo nghi thức và trình tự đã được quy định. Tất cả số cát thu hồi từ bức tranh được chứa vào bình và trả lại tự nhiên ở những con sông, suối... nơi có dòng nước sạch chảy qua.
Tại Nhật Bản từ thế kỷ thứ 15 dưới thời các Shogun đã thấy xuất hiện nghệ thuật Bonseki
Nghệ nhân dùng cát, sỏi rải lên lòng những chiếc khay sơn mài màu đen với những công cụ như lông chim, cọ mềm, thìa.. để tạo ra những cảnh quan thiên nhiên, các bức tranh sau đó có thể được xử lý để lưu giữ.
Tại Mỹ :
Andrew Clemens sinh ngày 25/1/1852 tại Dubuque tiểu bang Iowa được công nhận là bậc thầy trong loại hình nghệ thuật tranh cát tĩnh. Bị điếc từ nhỏ do di chứng của bệnh viêm não, nhưng ngay từ năm 19 tuổi ông đã thu nhặt cát trong tự nhiên và rải chúng vào trong những chiếc chai lọ thủy tinh thành những tác phẩm nghệ thuật hết sức chi tiết màu sắc sống động, công phu mà không cần bất cứ một loại keo kết dính nào.
Ngày nay một số tác phẩm tranh cát của ông còn tồn tại, trong một cuộc bán đấu giá gần đây một cặp chai thủy tinh chứa tác phẩm của ông có giá 35.000 $.
Andrew Clemens (1852 - 1894)
Một số tác phẩm của Andrew Clemens
Ngày nay một số tác phẩm tranh cát của ông còn tồn tại, trong một cuộc bán đấu giá gần đây một cặp chai thủy tinh chứa tác phẩm của ông có giá 35.000 $.
Tại Anh Quốc, Ấn Độ và nhiều nền văn hóa khác trên thế giới nghệ thuật tranh cát cũng phát triển và mang những sắc thái khác nhau.
Tại Việt Nam chưa biết chính xác ai là người đã đưa bộ môn tranh cát du nhập vào. Tuy nhiên theo như đa số truyền thông và báo chí đăng tải thì có lẽ bà Ý Lan là người đã có công phát triển và thương mại hóa bộ môn nghệ thuật này tại Việt nam
Tranh cát do cơ sở bà Ý Lan thực hiện
Những biến thể của nghệ thuật Tranh cát
Nghệ thuật Tranh cát cũng như các bộ môn nghệ thuật khác cùng với thời gian để tồn tại tùy theo từng thời kỳ tùy vào môi trường văn hóa xã hội mà Tranh cát có những phát triển, biến đổi vô cùng phong phú. Một trong biến thể ngoạn mục nhất phải kể đến là thể loại Tranh cát động.
Từ khi nữ nghệ sĩ Kseniya Simonova đoạn giải trong cuộc thi Ukraine's Got Talent năm 2009 . Màn trình diễn đã gây xúc động mạnh cho người xem qua khả năng hình họa vững vàng, lối tư duy diễn hình biểu ý kết hợp với âm nhạc người xem đã được nghe bằng cả thính giác và thị giác câu chuyện cảm động của thời chiến tranh vệ quốc. Nhờ mạng internet toàn cầu mà videoclip của cô có một sức lan tỏa mãnh liệt.
Dưới ảnh hưởng tác động của Kseniya Simonova thể loại Tranh cát trình diễn được khán thính giả đón nhận và hưởng ứng .
Ở Việt Nam chưa có tài liệu chính xác ai là người đầu tiên thể nghiệm loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên Nghệ sĩ Trí Đức lần đầu đưa Tranh cát động vào trình diễn trong chương trình ca nhạc Duyên dáng VN lần thứ 21 đã gây được tiếng vang lớn. Cùng với Trí Đức các họa sĩ Thế Nhân, Phan Vũ ...cũng là những gương mặt được nhiều người biết đến trong loại hình Tranh cát động ở Việt nam hiện nay.
Họa sĩ Trí Đức
Họa sĩ Thế Nhân
Họa sĩ Phan Anh Vũ
Bài viết của anh rất hay. Vậy mà em cứ tưởng tranh cát là của người Việt sáng tạo ra hu hu...
Trả lờiXóaVâng tranh cát là phát minh từ xa xưa của nhiều dân tộc trên thế giới. Người Việt mình đã biết tiếp thu phát triển và tạo cho tranh cát VN một phong cách diện mạo mới.
Xóa